- Prudential Việt Nam bền bỉ và kiên định với mục tiêu kinh doanh có trách nhiệm
- Đà phục hồi kinh tế VN được duy trì trong nửa cuối 2024
- Hanwha Life đồng hành cùng Kỳ thi Olympic Tin học Miền Trung và Tây Nguyên
- FedEx mang niềm vui mùa lễ đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
- Lễ công bố MICHELIN Guide Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng
- Trao nhiều suất học bổng 100% cho các tấm gương sáng trong học tập
- Sáu học sinh VN xuất sắc nhất tiến vào VCK khu vực tại Singapore
- LIVE Beauty Vietnam – Nét đẹp Việt trở lại với mùa 2
Космолот - ваше казино
Це інноваційне програмне забезпечення є чудовим інструментом для всіх користувачів, щоб мати хороші стосунки з грою на Космолот онлайн казино. Компанія збирає інформацію про своїх користувачів, щоб надати їм план ставок, пропорційний їхнім потребам. Космолот одне з найкращих казино на гроші - його підтримує всесвітньо відомий бренд, що забезпечує безпеку для залучення користувачів, які насолоджуватимуться чудовими послугами та вишуканими новими іграми.Xu hướng nhân tài Việt Nam – 10 Năm Nhìn Lại
12/04/2024 // No Comment // Chuyên mục: Câu chuyện quốc tế, Cơ chế - chính sách, Kinh tế, Luận bàn, Sự kiện - nhân vật, Thế giới, Tiêu điểm, Tài chính - Bất động sản, Vấn đề hôm nay.Nếu phải dùng một từ để mô tả bức tranh thị trường lao động Việt Nam trong một thập kỷ qua thì có lẽ “biến động” là từ thích hợp nhất. Giai đoạn 2013 – 2023 được đánh dấu bởi hàng loạt các sự kiện quan trọng như đại dịch COVID-19, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ChatGPT, xung đột địa chính trị, sự nổi lên của “đồng tiền ảo” và thế hệ Gen Z…. Suốt 10 năm biến động ấy, Anphabe – với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng nhân sự Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và thực hiện các khảo sát chuyên sâu với trung bình 60.000 người lao động mỗi năm, nhằm ghi lại mỗi bước chuyển của nhịp đập thị trường, từ đó xây dựng nên những báo cáo giá trị giúp doanh nghiệp và người lao động nắm bắt kịp thời những xu hướng mới nhất và dẫn đầu làn sóng thay đổi.
Tổng hợp kết quả của hơn 10 năm khảo sát, Báo cáo Xu hướng nhân tài Việt Nam – 10 Năm Nhìn Lại của Anphabe sẽ tái hiện một cách chi tiết “quá trình trưởng thành” mạnh mẽ của của thị trường lao động Việt Nam trong một thập kỷ đầy thách thức. Bên cạnh những thay đổi lớn “một đi không trở lại”, thị trường vẫn tồn tại những điều”bất biến” đã và đang làm thay đổi cơ bản cách thức hoạt động kinh doanh và góp phần hình thành nhiều xu hướng nhân tài mới.
Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam® của Anphabe trong 10 năm qua (từ năm 2014 – 2023) cho thấy: bất chấp những biến động của thị trường, TOP 3 mục tiêu nghề nghiệp của người đi làm vẫn luôn là CÂN BẰNG; THU NHẬP và ỔN ĐỊNH. Trong đó, THU NHẬP đã trở thành ưu tiên số 1 kể từ năm 2018 đến nay.
Tổng quan thị trường lao động từ năm 2014 đến 2023, có thể được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn bình ổn với mức cạnh tranh nhân tài vừa phải; Giai đoạn cạnh tranh nhân tài khốc liệt; Giai đoạn COVID-19 và Giai đoạn Hậu COVID-19. Trong mỗi giai đoạn, các mục tiêu nghề nghiệp được người đi làm quan tâm có sự thay đổi nhất định, phản ánh nhu cầu theo từng hoàn cảnh, tuy nhiên THU NHẬP luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.
Khảo sát của Anphabe với trung bình 60.000 người lao động mỗi năm, dựa trên khung 6 yếu tố môi trường làm việc lý tưởng bao gồm Tưởng thưởng, Cơ hội phát triển, Văn hóa môi trường, Lãnh đạo quản lý, Chất lượng công việc – cuộc sống, Danh tiếng công ty cho thấy: mặc dù có sự thay đổi về tỉ lệ ưu tiên giữa các yếu tố, song cả 6 yếu tố này vẫn luôn giữ vững vị thế quan trọng trong suốt thập kỷ qua, phản ánh nhu cầu bất biến của người đi làm ngày nay về một môi trường làm việc toàn diện, đáp ứng đầy đủ các khía cạnh của một nơi làm việc lý tưởng.
Văn hóa công ty cũng phản ánh sự chuyển dịch từ môi trường “thân thiện & cởi mở” sang môi trường mà “Tin cậy & minh bạch” được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó là các tiêu chí về Chất lượng công việc & cuộc sống như “Môi trường làm việc an toàn” và “Công việc linh hoạt” cũng ngày càng được quan tâm. Trong khi đó, đối với Lãnh đạo & Quản lý không chỉ cần năng lực và tầm nhìn mà còn phải có “Quy trình làm việc, liên kết phòng ban hiệu quả”.
Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý và chiến lược và tương lai của doanh nghiệp khiến cho người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ, tạo nên một môi trường làm việc căng thẳng, nơi mà niềm tin và mức độ gắn kết của nhân viên đang dần mất đi. Theo Khảo sát của Anphabe, chỉ số Niềm tin và Gắn kết của nhân viên trong năm 2023 ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn COVID-19.
Khảo sát ý kiến của người lao động Việt Nam đối với nhận định “Tôi tin vào tầm nhìn và chiến lược của công ty” trong gần 10 năm qua cho thấy một thực tế đáng báo động: Từ mức độ 65% trong năm 2016, Chỉ số Niềm Tin của người đi làm trong chu kỳ thay đổi chứng kiến một đà giảm sút nghiêm trọng, chạm đáy 49% trong năm 2021, đến nay mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại mức ban đầu. Điều này phản ánh rằng, mặc dù các công ty không ngừng nỗ lực để thích ứng với sự thay đổi, nhưng khả năng quản trị và ứng phó với sự biến động vẫn còn hạn chế, gây áp lực không chỉ cho lãnh đạo mà còn cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức.
Mặt khác, tương ứng với các chu kỳ thay đổi, niềm tin của nhân viên vào năng lực ứng phó của tổ chức cũng suy giảm qua các năm, từ 61% (năm 2017) xuống còn khoảng 56% (năm 2023), phản ánh tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng “sức mạnh của niềm tin”, nâng cao năng lực “Kiên Hoạt” cho tổ chức.
Cạnh tranh nhân tài chưa bao giờ ngừng lại, thậm chí còn ngày càng mạnh mẽ hơn. Không chỉ bản thân ứng viên trở nên cởi mở hơn và có nhiều phương thức hơn để tiếp cận các môi trường làm việc, mà các công ty trên thị trường cũng đang đẩy mạnh Thương hiệu nhà tuyển dụng hơn để thu hút ứng viên từ các ngành khác. Điều này dẫn đến sự chú ý của họ vào doanh nghiệp rất dễ bị phân tán và chia nhỏ qua nhiều kênh.
Tổng kết lại, trung bình một doanh nghiệp ở Việt Nam có thể mất đi tới 96% nhân tài tại giai đoạn khát khao, trong khi con số này đối với 10 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất chỉ là 85%. Sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn trong từng ngành, với IT, FMCG, và Dịch vụ được xem là những ngành có mức quan tâm và ứng tuyển cao hơn.
Gửi một phản hồi
-
Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi
12/09/2024 -
MAYBANK và ABBANK hợp tác chiến lược, tư vấn phát triển bán lẻ và số hoá
11/09/2024 -
Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra
10/09/2024 -
Phối hợp giám định tổn thất, giải quyết bồi thường do bão Yagi gây ra
09/09/2024 -
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước
06/09/2024
-
None found
- © 2010 Hà Nội ngày nay. Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang thông tin của chúng tôi!