- Xiaomi khẳng định vị trí nhà sản xuất smartphone thứ 2 thế giới trong quý 2 năm 2021
- Ra mắt hệ thống Camera giám sát AUTODOME inteox 7000i
- Ra mắt thương hiệu mới Robot hút bụi và lau nhà all-in-one DEEBOT X1 OMNI
- Dự báo đà phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn trong Quý 2
- Khởi sắc ngành du lịch Việt với chiến dịch Black Friday
- Dự báo tăng trưởng GDP của VN trong Quý 3 đạt 10,8%
- Đội thi từ trường Đại học RMIT giành giải quán quân
- Standard Chartered (Việt Nam) tài trợ cho các bệnh viện điều trị COVID-19


VVOB, UNICEF, và các đối tác quốc tế đồng hành cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam phát triển chương trình giáo dục mầm non mới
17/06/2021 // No Comment // Chuyên mục: Kinh tế, Luận bàn, Sự kiện - nhân vật, Thế giới, Văn hóa.Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNICEF) phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Phát triển chương trình giáo dục mầm non mới”, nhằm tiếp tục hỗ trợ Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT) trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng, công bằng và tính bao trùm của chương trình giáo dục mầm non (GDMN).
Với sự tham gia của các đối tác quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, hội thảo tập trung vào chia sẻ nội dung, thông điệp vận động chính sách liên quan đến bốn thách thức hiện nay của chương trình GDMN. Hội thảo có sự tham gia của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng vụ Giáo dục Mầm non, Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu mầm non, Viện khoa học và giáo dục Việt Nam, cùng với đại diện của Bộ GD&ĐT Việt Nam, và hơn 160 đại biểu đến từ các Sở GD&ĐT, các tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các viện nghiên cứu và trường đại học trên cả nước.

Hội thảo trực tuyến “Phát triển chương trình giáo dục mầm non mới” có sự tham dự của hơn 160 đại biểu đến từ Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các viện nghiên cứu và trường đại học trên cả nước.
Trong hai thập niên qua, chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào GDMN cho trẻ em trên cả nước. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ đều được hưởng lợi như nhau. Nhiều trẻ gặp phải các rào cản và khó khăn đối với việc học tập và tham gia trong lớp, khiến trẻ không được hưởng lợi một cách đầy đủ và phát triển hết tiềm năng của mình. Các thách thức này có thể đến từ ngôn ngữ và trải nghiệm khác biệt giữa văn hóa ở trường và văn hóa ở nhà (đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số – DTTS), đến từ hệ thống phát triển chuyên môn giáo viên vẫn còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, khó khăn trong việc thực hiện phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và định kiến giới vẫn còn tồn tại trong GDMN.
Việc được tiếp cận giáo dục chất lượng là quyền cơ bản của con người và Chính phủ của một quốc gia có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi trẻ em đều tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng. Đó là lý do các tổ chức quốc tế luôn phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các cơ quan giáo dục tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với mong muốn đồng hành và hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc hỗ trợ phát triển GDMN Việt Nam, VVOB phối hợp cùng UNICEF tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ và thảo luận các nội dung vận động chính sách dựa trên các thế mạnh về các lĩnh vực chuyên môn của từng tổ chức. Các đối tác quốc tế cũng đề xuất những giải pháp đã được triển khai thành công, góp phần nâng cao chất lượng GDMN tại địa phương. Các bài chia sẻ tại hội thảo nhằm chuyển tải các nội dung và thông điệp một cách hiệu quả tới các đơn vị quản lý giáo dục, và đặc biệt là khi Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình mầm non mới sau 2020.

Những chia sẻ tại hội thảo là những đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng chương trình GDMN mới của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới
Phát biểu khai mạc hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh gởi lời cảm ơn các tổ chức, và đặc biệt là UNICEF trong việc hỗ trợ bộ GD&ĐT triển khai các nhiệm vụ căn bản, và VVOB trong việc hỗ trợ nhân rộng phương pháp tiếp cận quan sát trẻ theo quá trình, học thông qua chơi có đáp ứng giới. Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh cũng bày tỏ mong muốn các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu cùng chung tay hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong quá trình xây dựng chương trình GDMN mới với những cách tiếp cận sáng tạo, hiệu quả và đảm bảo quyền trẻ em.
Tại hội thảo, chuyên gia từ VVOB, UNICEF, UNESCO và ChildFund đã đại diện các đối tác quốc tế có đóng góp vào các nội dung vận động chính sách để trình bày bốn lĩnh vực ưu tiên, gồm có:
(1) Đẩy mạnh giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm;
(2) Giáo Dục Mầm Non vùng DTTS – ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và bản sắc văn hoá;
(3) Giáo dục giới tính và bình đẳng giới;
(4) Nâng cao năng lực và đào tạo giáo viên .
Phát biểu kết thúc buổi hội thảo, Bà Karolina Rutkowska – Trưởng văn phòng dự án VVOB tại Việt Nam (bắt đầu từ tháng 7 năm 2021) cho hay: “Việc các tổ chức quốc tế cùng thảo luận về những vấn đề cốt lõi trong giáo dục mầm non tại hội thảo là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta cùng nhau học tập, chia sẻ những kinh nghiệm và trải nghiệm nhằm hỗ trợ giải quyết các rào cản trong học tập ở GDMN, và đóng góp cho chương trình GDMN mới. VVOB cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong quá trình phát triển của chương trình GDMN mới.” Thay mặt cho các tổ chức quốc tế đã có đóng góp vào nội dung các bài trình bày, Bà Karolina cũng gửi cảm ơn tới Bộ GD&ĐT đã luôn tin tưởng đồng hành cùng các tổ chức quốc tế.
Thông qua hội thảo này, VVOB, UNICEF và các đối tác quốc tế mong muốn được chia sẻ những kết quả đạt được và những kinh nghiệm từ dự án để các Bộ, ban ngành liên quan có thêm thông tin và cơ sở để xây dựng chương trình GDMN giai đoạn tới, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non Việt Nam.
Gửi một phản hồi

8 khách sạn mới nổi tiếng nhất Việt Nam được CNN Travel giới thiệu
12/08/2022Quân Idol trở lại đường đua âm nhạc với Mv Vô Tư
12/08/2022“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” bắt đầu
12/08/2022Amway Việt Nam lần thứ 3 vinh dự nhận giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022
12/08/2022Thỏa thuận xây dựng hệ sinh thái tài chính – bảo hiểm số
11/08/2022
-
None found








- © 2010 Hà Nội ngày nay. Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang thông tin của chúng tôi!