- Diễn viên người Mỹ gốc Việt Maggie Q thăm Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và đặt tên cho một chú gấu
- “Ngày Làm Vì Những Điều Tốt Đẹp”
- Ra mắt sản phẩm SCG Super Xi măng với công nghệ SCG Nano
- Beaujolais Nouveau 2019 đã đến Hà Nội!
- Lần thứ 3 dẫn đầu top “50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” chỉ trong vòng 5 năm
- Thông báo kết quả cuộc thi “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai”
- Chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ em khôn lớn” niên học 2019-2020
- Phương Ly – Rhymastic mang dàn xe điện thông minh lên cả sân khấu ra mắt MV


Thông báo kết quả cuộc thi “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai”
02/07/2019 // No Comment // Chuyên mục: Công nghệ, Kinh tế, Luận bàn, Phóng sự, Sự kiện - nhân vật, Thế giới.Cuối tháng 6 vừa qua, Quỹ Prudence – Quỹ hỗ trợ cộng đồng của Tập đoàn Prudential Châu Á, kết hợp cùng AVPN – Mạng lưới Từ thiện Liên doanh Châu Á có trụ sở chính tại Singapore, đã công bố kết quả cuộc thi “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai” (“Disaster Tech Innovation”).

(Từ trái qua phải) Bà Naina Batra – Giám đốc điều hành của AVPN, ông Donald Kanak – Chủ tịch Quỹ Prudence, ông Jan Gelfand – tổ chức IFRC, ông Jared Tham – tổ chức Give2Asia
Lần đầu được tổ chức, cuộc thi là một hoạt động trọng yếu của chương trình Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai, nhằm nâng tầm quan trọng của những đổi mới về mặt công nghệ giúp hỗ trợ ứng phó thiên tai, bảo vệ cuộc sống (thường được gọi là “Disaster Tech”) ngay cả trước, trong và sau những “cơn giận dữ của thiên nhiên”.
Vượt qua hàng nghìn hồ sơ trên toàn thế giới, 5 tổ chức xuất sắc nhất lọt vào chung kết[1], bao gồm các tổ chức xã hội có lợi nhuận và phi lợi nhuận đã cùng tham gia thuyết trình trực tiếp trước hội đồng giám khảo[2] tại Singapore. Với các hoạt động trải rộng tại các quốc gia gồm Campuchia, Indonesia, Nepal, Bangladesh, Philippines và Đài Loan, 5 tổ chức đã chứng minh cách họ tận dụng các giải pháp công nghệ để phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong khu vực.
FieldSight đã xuất sắc mang về Giải nhất với nền tảng di động hỗ trợ các hoạt động tái thiết, phục hồi sau thiên tai, nhận được khoản tài trợ 100.000 đô la Mỹ để triển khai cũng như nhân rộng giải pháp công nghệ này.

FieldSight là một nền tảng ứng dụng di động được kết nối với ứng dụng web, dùng để theo dõi, phân tích dữ liệu ngoại tuyến ở những địa điểm xa, khó tiếp cận.
Ông Justin Henceroth, Giám đốc FieldSight chia sẻ: “Tần suất xảy ra thiên tai ngày càng nhiều hơn và mức độ tàn phá ngày càng nặng. Các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống và khắc phục thiên tai có thể cải thiện việc ứng phó và phục hồi sau thiên tai. Lần đầu FieldSight ra mắt tại Nepal sau trận động đất kinh hoàng năm 2015, sau đó đã được triển khai tại 60.000 địa điểm trên 16 quốc gia khác nhau để theo dõi và giám sát các quy trình đảm bảo chất lượng của các hoạt động nhân đạo và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng hậu thiên tai. Cuộc thi “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai” đã kết nối chúng tôi với những chuyên gia công nghệ cũng như các nguồn tài trợ, điều mà FieldSight không thể có được trước đây. Đây là những kết nối quan trọng đối với FieldSight trong nỗ lực giảm thiểu hậu quả thiên tai ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung”.
Top 3 tổ chức chiến thắng:
- FieldSight: Giải Nhất – 100.000 đô la Mỹ
- SeismicAI: Giải Nhì – 30.000 đô la Mỹ; được công nhận với hệ thống cảnh báo thiên tai sớm được hỗ trợ bởi Trí tuệ Nhân tạo (AI), có thể phát hiện các cơn địa chấn trong vòng hai giây.
- PetaBencana.id: Giải Ba –20.000 đô la Mỹ; được công nhận với nền tảng web miễn phí có thể cung cấp hình ảnh trực quan ở quy mô siêu đô thị bằng cách sử dụng các báo cáo dựa trên đám đông và thống kê theo thời gian thực.
Hai tổ chức khác lọt vào Chung kết:
- OpenAerialMap: được công nhận với nền tảng hình ảnh từ máy bay không người lái giúp chia sẻ thông tin nhanh chóng khi thảm họa xảy ra.
- People in Need: được công nhận với hệ thống cảnh báo lũ sớm dựa trên các cảm ứng sử dụng nền tảng Internet kết nối vạn vật (IoT).
Châu Á – Thái Bình Dương hiện là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các thảm họa thiên nhiên. Hơn một tỷ người đang sinh sống tại các quốc gia phát triển trên khắp Châu Á đang phải gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, động đất… Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 200 triệu trẻ em có thể sẽ bị gián đoạn việc học do những ảnh hưởng của thiên tai và điều này có thể kéo dài trong vài thập kỷ tới.
Ông Donald Kanak – Chủ tịch Quỹ Prudence chia sẻ: “Sự tiến bộ của công nghệ không chỉ giúp tăng cường kết nối cộng đồng, mà còn hỗ trợ một mục đích cao cả hơn là bảo vệ cuộc sống. Chúng tôi tin rằng những công nghệ đột phá tại vòng chung kết sẽ tạo nên khác biệt trong việc giúp đỡ các cộng đồng đang sinh sống tại Châu Á có được bước chuẩn bị tốt hơn để ứng phó và khắc phục hậu quả từ thiên tai nhanh hơn. Chúng tôi vô cùng biết ơn các đối tác đã hỗ trợ cuộc thi và mong chờ sẽ được hợp tác với nhiều tổ chức hơn nữa vì một cộng đồng an toàn và kiên cường hơn”.
Là một phần của Chương trình “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai” nhằm hỗ trợ các tổ chức vì cộng đồng, các tổ chức lọt vào chung kết đã được mời tham dự Hội nghị AVPN từ 26-28/06/2019 ở Singapore để trình bày các giải pháp của mình, tìm kiếm các đối tác hỗ trợ. Đây là hội nghị có sự tham gia của nhiều đơn vị tài trợ cho các dự án xã hội lớn nhất tại Châu Á.
Theo ông Kevin Teo, Giám đốc điều hành của AVPN: “AVPN rất hân hạnh hợp tác với Quỹ Prudence để mang đến các cơ hội hợp tác và phát triển các giải pháp công nghệ nhằm hạn chế tác động của thiên tai”. Cũng theo ông, “Tại AVPN, nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ nguồn vốn dựa trên tác động của các dự án, theo đó, những sáng kiến tốt như thế này rất lý tưởng vì có thể giúp các tổ chức chủ động huy động nguồn tài trợ cũng như giúp họ kết nối với cộng đồng AVPN, tạo cảm hứng cho nhiều hành động vì cộng đồng hơn nữa”.
Từ năm 2013, Quỹ Prudence nỗ lực không ngừng để thúc đẩy công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn Châu Á. Chương trình “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai” hướng đến mục tiêu khuyến khích thêm nhiều tổ chức đóng góp vào lĩnh vực này. Tương tự như những chương trình khác mà Quỹ Prudence đang hỗ trợ tập trung vào các vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai, SAFE STEPS (Các bước An toàn Đường bộ) và Safe School (Trường học An toàn), chương trình hỗ trợ Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; đặc biệt là mục tiêu 11 (Thành phố và Cộng đồng Bền vững) và mục tiêu 13 (Hành động khí hậu) là những chương trình nổi bật trong thời gian qua.
Công nghệ đang tiếp tục phát triển và tạo ra ngày càng nhiều các giải pháp đột phá ứng phó thiên tai, Quỹ Prudence sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức và hỗ trợ các tổ chức Công nghệ Khắc phục Thiên tai (“Disaster Tech”) phát triển và tối đa hóa ưu điểm của các công nghệ hiện có.
Tìm hiểu thêm về chương trình “Đổi mới Công nghệ Khắc phục Thiên tai”, hãy truy cập https://avpn.asia/disaster-tech/.
[1] Tham khảo Phụ lục để biết thêm thông tin chi tiết về các ứng viên của vòng Chung kết
[2] Tham khảo Ghi chú dành cho Biên tập viên để biết thêm về thành phần giám khảo
Gửi một phản hồi
GIÁNG SINH BẮC CỰC – GHÉ THĂM THỊ TRẤN TUYẾT CỦA SANTA CLAUSE
13/12/2019Cải thiện điều kiện lao động song hành với thành công của doanh nghiệp
12/12/2019Vinh danh các điển hình tiên tiến trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung – Vật liệu xanh cho cuộc sống xanh
12/12/2019Tập đoàn Philip Morris International (PMI) liên tiếp đạt danh hiệu “Nhà tuyển dụng hàng đầu toàn cầu”
12/12/2019Vietjet đồng hành mang âm nhạc đến bệnh viện
12/12/2019
-
None found



- © 2010 Hà Nội ngày nay. Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang thông tin của chúng tôi!